1d168d 95c431018d1c4f7b88ba131546f0a0b6~mv2.png

Ngành nội thất tại Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ, đặc biệt khi quốc gia này trở thành một trong những điểm đến sản xuất hàng đầu cho các thương hiệu nội thất lớn. 

Việt Nam là nhà sản xuất đồ nội thất lớn thứ 6 thế giới (*), và nhu cầu dự kiến còn tăng trong những năm tới. Sự phát triển của ngành đòi hỏi quy trình sản xuất và vận chuyển đạt chuẩn quốc tế, đặc biệt là khi xuất khẩu ra các thị trường lớn như Mỹ, EU, và Nhật Bản.

Trong bối cảnh đó, ngày càng nhiều nhà máy mở ra khiến thị trường sôi động hơn bao giờ hết. Các thương hiệu ưa chuộng các nhà máy uy tín với dữ liệu minh bạch, các thông tin được cập nhật chính xác và kịp thời. Từ đó, ngoài việc tạo ra những sản phẩm đẹp và ổn định, nhà máy cũng đặt ra vấn đề, làm sao để nổi bật trước hàng tấn đối thủ cả trong nước và quốc tế.

1. Barcode Hỗ Trợ Quá Trình Đóng Gói Đúng Quy Chuẩn

Quá trình đóng gói sản phẩm nội thất không chỉ đơn thuần là xếp hàng vào thùng, mà đòi hỏi sự chính xác và đúng quy chuẩn để đảm bảo hàng hóa không bị hư hỏng trong quá trình vận chuyển. Barcode là một giải pháp lý tưởng để đáp ứng những yêu cầu này, mang lại nhiều lợi ích như:

Đóng Gói Chính Xác: Khi đóng gói từng thùng hàng, công nhân quét mã vạch trên mỗi mặt hàng để xác định sản phẩm đó thuộc về thùng nào, dựa theo danh sách đóng gói (packing list) có sẵn. Điều này giúp đảm bảo rằng các mặt hàng được đóng gói chính xác theo yêu cầu của khách hàng và giảm nguy cơ nhầm lẫn trong quá trình vận chuyển. Việc xác nhận bằng mã vạch còn giúp tránh tình trạng giao nhầm sản phẩm hoặc bỏ sót hàng hóa.

Đóng Gói Đủ Số Lượng: Sau khi hoàn thành việc đóng gói, phần mềm kiểm đếm số lượng hàng hóa trong thùng để đảm bảo số lượng sản phẩm đã đúng và đủ. Nếu có sai lệch (thiếu hoặc dư sản phẩm), hệ thống sẽ cảnh báo ngay lập tức và ngăn không cho in tem đóng gói. Chỉ khi tất cả thông tin đã khớp, tem sẽ được in để dán lên thùng hàng, giúp quy trình đóng gói luôn đạt độ chính xác cao.

Dữ Liệu Cập Nhật Tự Động: Các thông tin về đóng gói và tình trạng đơn hàng sẽ được cập nhật tự động trên hệ thống. Điều này hỗ trợ quản lý dễ dàng theo dõi tiến độ và tình trạng hàng hóa, từ đó đưa ra các quyết định phù hợp. Nhờ có báo cáo tùy chỉnh, nhà quản lý có thể đánh giá hiệu quả của quá trình sản xuất và điều chỉnh kịp thời nếu có sự cố xảy ra.

Tránh Mất Cắp: Trước khi hàng hóa được chất lên container để vận chuyển, chúng sẽ được cân lại để đảm bảo không có sự mất mát hay thiếu hụt trong quá trình lưu kho. Đây là một bước quan trọng để bảo vệ tài sản của doanh nghiệp và giữ vững lòng tin của khách hàng.

Những yếu tố trên giúp doanh nghiệp nội thất tại Việt Nam xây dựng lòng tin với khách hàng quốc tế và khẳng định vị thế trên thị trường xuất khẩu.

2. Barcode Trong Quản Lý Nguyên Phụ Liệu Và Hàng Tồn Kho

Một trong những thách thức lớn của các nhà máy sản xuất nội thất là quản lý nguyên phụ liệu và hàng tồn kho. Barcode giúp quy trình này trở nên hiệu quả và tiết kiệm thời gian hơn thông qua các tính năng như:

Theo Dõi Nhập/Xuất Kho: Mỗi khi hàng hóa được nhập vào hoặc xuất khỏi kho, mã vạch sẽ được quét để cập nhật vào hệ thống theo thời gian thực. Dữ liệu này không chỉ hỗ trợ việc tính toán và dự báo nguyên phụ liệu cần thiết cho sản xuất, mà còn giúp giảm thiểu các chi phí liên quan đến hàng tồn kho hư hại.

Định Vị Hàng Hóa Nhanh Chóng: Với mã vạch, nhân viên kho có thể dễ dàng tìm kiếm và xác định vị trí của từng sản phẩm, từ thùng hàng, pallet, cho đến từng đơn vị sản phẩm riêng lẻ. Điều này giúp tiết kiệm thời gian và công sức trong việc tìm kiếm và kiểm kê, nâng cao hiệu quả làm việc của nhân viên kho và giảm thiểu tình trạng thất thoát hàng hóa.

3. Barcode Mở Ra Khả Năng Quản Lý Chuỗi Cung Ứng Dễ Dàng Và Hiệu Quả Hơn

Barcode còn giúp các doanh nghiệp quản lý chuỗi cung ứng một cách hiệu quả hơn, đảm bảo quy trình từ sản xuất đến vận chuyển đều được theo dõi sát sao và tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế:

Quy Trình Đóng Gói Tự Động và Tuân Thủ Tiêu Chuẩn: Với sự hỗ trợ của phần mềm mã vạch, nhà máy có thể nhận đơn đặt hàng, hoàn thành quy trình đóng gói theo yêu cầu của khách hàng, và dễ dàng in các tài liệu cần thiết như ASN, packing list, và báo cáo tình trạng hàng hóa. Điều này giúp quy trình xuất khẩu trở nên nhanh chóng và chính xác hơn, đồng thời hạn chế sai sót trong việc đóng gói và vận chuyển.

Đóng Gói Hỗ Trợ AI: TradeLink đã áp dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) vào quy trình đóng gói tự động, đảm bảo các bước đóng gói và vận chuyển luôn đạt hiệu quả cao nhất. AI giúp tối ưu hóa quy trình, giảm thời gian và công sức của công nhân, đồng thời tăng cường độ chính xác trong việc đóng gói.

—-

Giới Thiệu Về TradeLink,

Với hơn 25 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực công nghệ chuỗi cung ứng, TradeLink đã trở thành đối tác đáng tin cậy của các doanh nghiệp lớn trong ngành bán lẻ, may mặc, và hiện tại là nội thất. Các giải pháp mã vạch của TradeLink giúp doanh nghiệp quản lý hàng hóa một cách hiệu quả, tiết kiệm chi phí và nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

*Theo thông tin được công bố bởi tổ chức nghiên cứu tư vấn về thị trường nội thất và ngành công nghiệp CSIL (Center for Industrial Studies) trụ sở tại Milan (Italy), tại “Diễn đàn Đồ gỗ và Nội thất” thuộc khuôn khổ Hawa Expo 2024 ở TP HCM.