1d168d E2911fd832904096bcd3b16e4704da1d~mv2.png

Chuỗi cung ứng tự động hóa hiện đã trở thành một yếu tố quan trọng trong việc tối ưu hóa quy trình kinh doanh, giúp doanh nghiệp tạo ra doanh thu và tiết kiệm chi phí đáng kể. Đây là một hệ thống phức tạp với nhiều chuỗi mắc xích, do đó các quy trình thủ công truyền thống có thể cản trở hiệu quả chuỗi. Việc áp dụng công nghệ số vào quy trình này sẽ đơn giản hóa vận hành, tăng cường tính linh hoạt và giảm thiểu rủi ro cho các nhà sản xuất. Riêng tại Việt Nam, tăng tốc chuyển đổi số chuỗi cung ứng đóng vai trò then chốt trong việc giải quyết các bất lợi trong cạnh tranh so với thị trường quốc tế.

Việt Nam chịu áp lực đơn hàng giảm, Bangladesh sản xuất không kịp nghỉ.

Từ cuối năm 2022, đơn hàng đã bắt đầu “chảy” về thị trường có sức cạnh tranh tốt hơn Việt Nam như Bangladesh. Kết quả là Việt Nam đơn hàng manh mún trong khi Bangladesh sản xuất không kịp nghỉ. Nguyên nhân do đâu?

Bangladesh đã đi trước trong chiến lược “xanh hóa ngành dệt may”, điều này đã làm “đảo chiều” thị trường ngay lập tức. Nhiều nhà máy của Bangladesh đã đầu tư đạt chứng chỉ xanh, theo đuổi chuẩn mực châu Âu từ khi thị trường có sự thay đổi hướng đến tiêu chuẩn xanh. Với tâm thế cởi mở, sẵn sàng đáp ứng các yêu cầu của thị trường, chiến dịch của Bangladesh đã thành công khi sở hữu mức tăng trưởng ấn tượng trong khi lượng đơn hàng trên quy mô toàn cầu đã giảm mạnh.

Các doanh nghiệp vượt khó như thế nào cho hiệu quả?

“Xanh hóa” khó có thể thay đổi được nhanh chóng, trong khi bối cảnh về tài chính lại trở nên quá khó khăn. Do đó, các bước thực hiện từ tái tạo năng lượng, đầu tư máy móc hiện đại, hay tự động hóa quy trình nên thực hiện cuốn chiếu.

Trong đó, chuyển đổi số chuỗi cung ứng và quy trình sản xuất là yếu tố mà các nhà quản lý có thể hoàn toàn chủ động kiểm soát. Đây là bước đi tương đối dễ dàng trong khi có thể mang lại hiệu quả đáng kể. Chuỗi cung ứng số hóa sẽ tăng cường hiệu quả hoạt động, tối ưu hóa hàng tồn kho, tăng cường sự cộng tác và tiết kiệm chi phí. Việc sở hữu các phần mềm tự động hóa giúp doanh nghiệp trở nên nổi bật hơn trong mắt khách hàng, nâng cao lợi thế cạnh tranh và tạo điều kiện để nhận nhiều đơn hàng hơn.

Tăng cường hiệu quả hoạt động

Các hệ thống tự động sẽ giúp doanh nghiệp loại bỏ những công việc lặp đi lặp lại như nhập dữ liệu, theo dõi hàng tồn và xử lý đơn hàng thủ công. Machine learning và trí tuệ nhân tạo AI sẽ giúp ghi nhớ công việc, triển khai tự động hóa. Từ đó, tài nguyên được sử dụng hiệu quả hơn khi nhân viên tập trung vào các hoạt động tạo giá trị. Kết quả là doanh nghiệp đạt được mức độ năng suất cao hơn, giảm thời gian hoàn thành và linh hoạt đáp ứng đúng yêu cầu của khách hàng.

Tối ưu hóa hàng tồn kho

Việc duy trì mức hàng tồn kho lý tưởng là một quá trình phức tạp và ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu và chi phí vận hành. Việc tự động hóa quản lý nguyên phụ liệu, hàng tồn kho sẽ cung cấp cái nhìn thời gian thực về mức tồn kho, tăng cường tính minh bạch, đánh giá hiệu suất nhà cung cấp. Các dự báo nhu cầu dựa trên báo cáo hỗ trợ doanh nghiệp tránh tình trạng thiếu hàng và tồn kho dư thừa, giảm rủi ro mất doanh số và tiết kiệm chi phí lưu trữ.

Tăng cường sự cộng tác

Các công nghệ tự động hóa cung cấp sự tiện lợi trong giao tiếp giữa các bên trong chuỗi cung ứng, từ đó tăng cường hiệu quả hoạt động chuỗi. Các dữ liệu được truyền tải và lưu trữ trên đám mây làm giảm đáng kể thời gian phản hồi, bảo mật thông tin và tạo điều kiện cho việc ra quyết định nhanh, chính xác hơn. 

Lập kế hoạch

Dự đoán và đáp ứng nhu cầu của khách hàng và thị trường trong bối cảnh hiện tại đang trở nên cấp bách. Các dữ liệu từ tháp dữ liệu (Control tower) hỗ trợ thu thập và phân tích dữ liệu để điều chỉnh sản xuất, mức tồn kho phù hợp với nhu cầu thực tế của khách hàng

Tiết kiệm chi phí

Tại chuỗi cung ứng tự động hóa, doanh nghiệp dễ dàng đạt được các cải tiến về hiệu suất. Điều này thực hiện bởi việc giảm chi phí lao động, giảm các lỗi do con người và tối ưu hóa tài nguyên như máy móc, hàng tồn… Bằng cách loại bỏ các lãng phí này, doanh nghiệp tiết kiệm được một lượng đáng kể chi phí, ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận. 

TradeLink cùng doanh nghiệp dệt may “xanh hóa”

Trong những năm gần đây, TradeLink Technologies đã nghiên cứu và cho ra mắt nhiều sản phẩm đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp nội địa gồm nhà máy sản xuất thành phẩm, bán thành phẩm hay nhà cung cấp nguyên phụ liệu. Nhiều chiến dịch đã được hoàn thiện nhằm mục đích giúp đỡ doanh nghiệp chuyển đổi số trong bối cảnh tài chính suy giảm. 

Kết

Chuỗi cung ứng tự động hóa đã trở thành một công cụ quyết định quan trọng trong bối cảnh hiện nay. Việc tận dụng sức mạnh của công nghệ tiên tiến giúp doanh nghiệp tối ưu hóa hiệu quả sản xuất, hàng tồn kho, tăng cường tính minh bạch và khả năng hiển thị. Trong thời đại chuyển đổi kỹ thuật số, các tổ chức áp dụng tự động hóa chuỗi cung ứng đang nắm giữ lợi thế cạnh tranh, đồng thời tạo ra sự phát triển bền vững và thành công lâu dài. TradeLink Technologies đã có hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực số hóa chuỗi cung ứng, giải pháp của chúng tôi đã giúp đỡ hơn 400 thương hiệu và 12,000 nhà sản xuất trên toàn cầu. Liên hệ với đội ngũ chúng tôi để được tư vấn miễn phí về chuyển đổi số chuỗi cung ứng cho doanh nghiệp bạn.

Về TradeLink Technologies,

TradeLink Technologies được thành lập vào năm 1999 với sứ mệnh tạo ra các giải pháp chuỗi cung ứng với tầm nhìn tương lai. Chúng tôi cung cấp các giải pháp phân phối và hiển thị lô hàng cho hơn 400 thương hiệu toàn cầu và hơn 50 công ty hậu cần với mạng lưới hơn 12.000 nhà cung cấp trên 70 quốc gia. Với các ứng dụng quét và mã vạch dựa trên cục bộ và đám mây mới nhất, các giải pháp của chúng tôi có thể được điều chỉnh quy mô để phù hợp với các công ty lớn nhất đến các nhà cung cấp nhỏ nhất. Tìm hiệu về TradeLink tại: www.tradelinkone.com