1d168d Edf6e42847a648568273a62d0d255dec~mv2.jpg

Khi chuyển đổi số đang dần trở thành giải pháp cấp thiết nhất để phục hồi nhanh sau đại dịch, các doanh nghiệp cần hiểu rõ hơn về hướng đi giúp tối ưu quy trình sản xuất và loại bỏ các rào cản truyền thống. Một trong những yếu tố quan trọng nhất là phải nhận diện được các loại lãng phí trong cách vận hành để tìm ra được các khu vực cần được cải tiến, từ đó gia tăng lợi nhuận và lợi thế cạnh tranh trên trường quốc tế.

Lãng phí (waste) là gì?

Đầu tiên, bạn cần hiểu rõ định nghĩa của lãng phí. Lãng phí (waste) là bất kỳ hành động, quy trình hoặc vật liệu mà “không tạo thêm giá trị”. Chúng cần phải được loại bỏ để triệt tiêu sự kém hiệu quả và tối ưu hóa chi phí trong quá trình sản xuất.

Dưới đây là 7 loại lãng phí trong sản xuất hàng may mặc được phân loại và phát triển bởi Kỹ sư trưởng Taiichi Ohno trong Hệ thống sản xuất nhà máy hàng đầu Toyota. Các loại lãng phí bao gồm: Vận chuyển, Hàng tồn kho, Chuyển động thừa, Chờ đợi, Sản xuất thừa, Xử lý quá mức và Hàng lỗi, hay được gọi tắt là ‘TIMWOOD’

TIMWOOD – 7 loại Lãng phí

  • T – Transportation
  • I – Excess Inventory
  • M – Excess Motion
  • W – Waiting
  • O – Over production
  • O – Over processing
  • D – Defects
1d168d A30ffb6a63b341a1ac6bf04db6da539f~mv2.jpg

Excess Inventory – Hàng tồn kho dư thừa

1d168d 06eeeb17aaf2484e840d5d73999a5b14~mv2.jpg

Hàng tồn kho dư thừa có thể là nguyên vật liệu trong kho, bán thành phẩm hoặc thành phẩm. Đây là một trong những lãng phí lớn và đáng lo ngại nhưng không khó để loại bỏ. Doanh nghiệp cần sử dụng công nghệ để tự động hóa việc quản lý nguồn nguyên vật liệu, giảm tình trạng thiếu hoặc thừa bằng các khả năng hiển thị, quản lý chất lượng và bố trí sắp xếp hàng tại kho một cách hợp lý.

Excess Motion – Chuyển động thừa

Chuyển động thừa được hiểu là những chuyển động không tạo ra giá trị cho sản phẩm, gây ra bởi một số nguyên nhân như nơi làm việc được bố trí không phù hợp khiến công nhân phải di chuyển nhiều, cúi người, thiết kế phương pháp không phù hợp hay sản xuất theo lô lớn…

Ngoài việc khắc phục các vấn đề trên, các nhà sản xuất có thể sử dụng phần mềm đóng gói với công nghệ hiện đại để tinh giản khâu đóng gói cuối cùng, tiết kiệm thời gian lao động hay thao tác của công nhân khi đóng gói thành phẩm và tăng tính chính xác lên đến 99.9%.

Waiting – Chờ đợi

1d168d 3306e345ac184437825b12866e0ab971~mv2.jpg

Khi công nhân hay máy móc nhàn rỗi và phải chờ đợi lẫn nhau do có tắc nghẽn sản xuất hoặc các luồng sản xuất thiếu hiệu quả, doanh nghiệp phải chịu sự lãng phí lớn vì chi phí nhân công và khấu hao thiết bị vẫn đang được tính nhưng lại không có đơn vị sản phẩm nào được sản xuất thêm.

Ví dụ, doanh nghiệp của bạn đang nhận đơn hàng sản xuất áo, nếu khâu may mất nhiều thời gian hơn thì ở giai đoạn tiếp theo, hoàn thiện sản phẩm, công nhân sẽ phải đợi và sau đó họ cần thao tác nhanh hơn để hoàn thành đúng thời hạn, điều đó có thể dẫn đến bị lỗi hàng hóa do phải làm việc với tốc độ nhanh chóng. Phần mềm quản lý sẽ hỗ trợ khắc phục vấn đề này, bằng cách xác định các điểm tắc nghẽn và tiến độ công việc giữa các khâu trong thời gian thực để kịp thời sửa chữa máy móc hoặc cân bằng nhân lực.

Overproduction – Sản xuất thừa

Sản xuất thừa là sản xuất những mặt hàng trước khi chúng được yêu cầu, tạo ra hàng tồn kho dư thừa. Trong các nhà máy may mặc, sản xuất thừa thường tìm thấy ở bộ phận cắt và may. Ví dụ, nhu cầu sản xuất hàng ngày tại nhà xưởng là 5000 chiếc áo, nếu bộ phận cắt đã cắt nhiều hơn số lượng đó, thì nhà máy đang sản xuất thừa so với nhu cầu thực của bộ phận may.

Sản xuất thừa gây ra sự mất cân bằng trong quá trình sản xuất (WIP). Với việc sử dụng công nghệ, các nhà quản lý có thể theo dõi tiến độ giữa tại thời gian thực giữa những bộ phận để đưa ra quyết định hợp lý, tránh sản xuất thừa.

Over processing – Gia công thừa

Gia công thừa được định nghĩa là thực hiện nhiệm vụ hoặc thêm các tính năng cho sản phẩm mà khách hàng không yêu cầu. Trong sản xuất hàng may mặc, một số thao tác có thể không cần thiết do: không có tiêu chuẩn hóa kỹ thuật tốt nhất hay tiêu chuẩn nghiệm thu chất lượng không rõ ràng. Tất cả những quá trình này tốn kém thời gian và tiền bạc mà không có giá trị đối với khách hàng, vì vậy họ sẽ từ chối trả tiền cho việc gia công thừa.

Defects – Sản phẩm lỗi

Sản phẩm lỗi gồm cắt sai, khâu trang phục bị lỗi, v.v được xem là lãng phí tiền bạc và công sức. Trong trường hợp có sản phẩm bị lỗi, nhà máy cần phải đổi hoặc sửa chữa những sản phẩm bị lỗi đó trước khi giao cho người mua. Công việc sửa chữa làm tốn kém tiền bạc, thời gian, và thậm chí ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng. Quá trình kết hợp công nghệ vào sản xuất sẽ tối ưu hiệu quả thông qua việc theo dõi các vấn đề về chất lượng trong từng khâu sản xuất.

Transportation: Vận chuyển

Việc vận chuyển công việc từ nơi này sang nơi khác được tính là lãng phí, tuy không nhiều nhưng các doanh nghiệp vẫn nên xem xét cách giải quyết như bố trí lại mặt bằng nhà máy thật hợp lý để giảm thời gian vận chuyển của công nhân hay các mặt hàng.

Kết luận

Mục tiêu chính của các doanh nghiệp sản xuất là tăng năng suất bằng cách loại bỏ những lãng phí và các hoạt động không làm tăng giá trị sản phẩm, đồng thời tăng hiệu quả trong quá trình sản xuất để đạt được lòng tin của khách hàng. Vì vậy, các nhà quản lý cần hiểu rõ những lãng phí và cách khắc phục hiệu quả để áp dụng vào quy trình sản xuất tại nhà máy.

Tại TradeLink, chúng tôi cung cấp giải pháp WIPOne để hỗ trợ bạn tối ưu hóa quá trình sản xuất và loại bỏ phần lớn các lãng phí. Đây là hệ thống giám sát sản xuất tại nhà máy sử dụng công nghệ RFID. Công nghệ này đã hỗ trợ các thương hiệu đối tác như Ralph Lauren, H&M hay Northstrom vendor trong lĩnh vực may mặc, giày dép, túi xách và da tại hàng ngàn nhà máy ở Việt Nam. Liên hệ với chúng tôi để tìm hiểu thêm!